7 cách sai lầm khi vệ sinh màn hình TV - TCL Vietnam

2021-01-10

2021-01-10

Trong quá trình sử dụng, màn hình tivi nhà bạn bị mờ đi làm chất lượng xem giảm hẳn. Bạn tiến hành vệ sinh màn hình tivi. Tuy nhiên, trong quá trình lau, có thể bạn đang làm chưa đúng phương pháp. Cùng điểm danh các sai lầm khi lau màn hình để tránh xa nhé!

 

1. Dùng một loại hóa chất tẩy rửa cho tất cả màn hình

 

Mỗi loại tivi có thể trang bị công nghệ màn hình khác nhau như LCD, LED nên không phải loại hóa chất tẩy rửa nào cũng phù hợp với màn hình. Nếu như bạn sử dụng loại tẩy rửa không phù hợp để vệ sinh thì có thể tuổi thọ của tivi bị giảm nhanh chóng. Do đó, bạn cần phải tìm hiểu, tivi mà bạn đang sử dụng thuộc công nghệ màn hình gì và từ đó, tham khảo những khuyến cáo từ nhà sản xuất để lựa chọn dung dịch vệ sinh phù hợp.

Lưu ý quan trọng: Tuyệt đối không sử dụng nước lau kính, cồn, xăng thơm... và các loại dung dịch khác có chứa amoniac, Etyl Ancol, axeton, Etyl clorua để lau màn hình tivi vì chúng có thể làm hỏng hoặc ố vàng trên màn hình.

 

Có thể bạn quan tâm: Smart TV TCL, Tivi Android, Tivi QLED, Smart tivi, Tivi TCL 4K, Qled TCL 55, Tivi 65 Inch TCL, Tivi TCL P618, Tivi 50 Inch TCL, Tivi TCL 55 Inch 4K, Tivi 8K, Tivi TCL 75 Inch, Tivi TCL Mini Led.

 

2. Vệ sinh màn hình khi tivi vẫn đang hoạt động

 

Khi tivi vẫn đang chạy chương trình, bạn liền vệ sinh màn hình tivi vì tiện tay làm để tranh thủ thời gian. Tuy nhiên,đây là việc làm không tốt khiến các linh kiện trên tivi bị hỏng hoặc phát sinh chập mạch điện có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Vì vậy, hãy tắt tivi đi, để tivi nghỉ khoảng 60 phút để lượng nhiệt năng trên tivi tỏa hết. Sau đó, sử dụng dung dịch vệ sinh màn hình nhé!

 

 

- Có thể bạn quan tâm: Tivi TCL 65 Inch, Tivi TCL 55 Inch, Tivi 50 Inch TCL, Smart TV TCL 43 Inch, Tivi Android, Smart tivi, Tivi QLED.

 

3. Hiểu sai về dung dịch lau màn hình

 

Một số nhầm lẫn thường mắc phải khi vệ sinh màn hình tivi chính là cứ dùng chất tẩy rửa mạnh thì màn hình càng sáng bóng. Đây là sai lầm phổ biến và nghiêm trọng khiến cho tivi bị bào mòn và làm bong lớp bảo vệ màn hình.

Một lần nữa, hãy đọc các thành phần trên nước lau màn hình tivi trước khi lau nhé!

 

 

4. Phun dung dịch tẩy rửa trực tiếp lên màn hình

 

Vì bạn muốn tiết kiệm thời gian vệ sinh màn hình nên đã phun trực tiếp dung dịch tẩy rửa lên tivi. Đây là cách làm tai hại khiến phần dung dịch chảy xuống bề mặt kính các cạnh vào bên trong làm hỏng các linh kiện.

Chính vì vậy, hãy phun một lượng vừa đủ lên vải cotton mềm mại. Sau đó, bạn lau nhẹ từ từ ở các phần và góc cạnh trên tivi. Cuối cùng, sử dụng khăn lau khô lau lại một lần nữa để tivi được sáng bóng.

 

5. Chọn nhầm dụng cụ lau

 

Một số bạn không chú ý sử dụng dụng cụ lau màn hình không đạt yêu cầu. Ví dụ như: giấy ăn, khăn giấy ướt, vải thô cứng… Chính những dụng cụ lau như này vô tình làm hỏng bề mặt tivi nhà bạn. Thay vào đó, hãy sử dụng giẻ lau mềm mại, có độ thấm nước tốt để lau tivi. Hoặc, bạn có thể sử dụng giẻ lau do chính nhà sản xuất tivi tặng kèm.

 

 

6. Lau quá mạnh tay

 

Ở một số vết bẩn cứng đầu, bạn cảm thấy thật khó khăn khi phải lau nhẹ nhàng. Do đó, bạn cố tình chà mạnh tay ở vết bẩn đó. Hành động này khiến màn hình tivi bị tổn thương và hỏng hóc nhanh chóng do lau chùi. 

Cách làm hiệu quả nhất đối với các vết bẩn cứng đầu này khi vệ sinh màn hình tivi là sử dụng 1 khăn vải ấm xoa và lau nhẹ lặp đi lặp lại vài lần sẽ hết.

 

7. Dùng máy hút sai cách

 

Bụi bẩn bám dai trên tivi khiến bạn khó sử dụng giẻ lau sạch nên bạn đã sử dụng máy hút bụi. Tuy nhiên, nếu như bạn sử dụng lực hút quá mạnh và quá lâu tại một vùng trên màn hình có thể khiến tivi bạn bị hỏng và các hạt bụi càng bám kỹ sâu bên trong. Do đó, bạn nên hạn chế sử dụng máy hút bụi, đồng thời, sử dụng lực hút nhẹ và trải đều trên các vùng màn hình.

Trên đây là 7 sai lầm khi vệ sinh màn hình tivi mà nhiều người mắc phải. Bạn mắc những sai lầm nào thì nhớ không được làm như vậy nữa nhé! Mọi thông tin chi tiết cần giải đáp thắc mắc, vui lòng liên hệ hotline 1800 588 880 để được hỗ trợ giải đáp.

 

2021-01-10

Lưu ý khi mua loa thanh cho TV của bạn

2024-11-22

Soundbar Buying Guides

Tuổi thọ của điều hòa là bao nhiêu?

2023-10-12

Air Conditioner Playbooks

Bo mạch điều hòa (PCB) là gì?

2023-08-29

Air Conditioner Buying Guides

Sự khác biệt giữa Dolby Digital và DTS

2023-08-25

Soundbar Buying Guides

HDMI là gì?

2023-05-21

TV Playbooks